Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ

Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ: Truyện cổ tích thế giới ý nghĩa, giáo dục cho bé lòng khiêm tốn và biết sống hòa đồng với thiên nhiên.

Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ: Qua câu chuyện đối thoại giữa cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ, thông thái. Cậu bé chăn cừu đã rút ra những bài học ý nghĩa cho mình. Các em cùng đọc truyện cổ tích nhé!

Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ – Truyện cổ tích thế giới chọn lọc

Ngày xửa ngày xưa, khi mà muôn thú, cây cỏ, con người còn trò chuyện được với nhau. Trên đồng cỏ rậm ven khu làng nọ có một cái cây gọi là cây đa.

Đó là một cây to, khỏe, lá của nó rậm rạp đến nỗi không một tia nắng nào có thể lọt qua được. Vào những ngày trời nắng nóng người ta thường nghỉ chân một lát và trò chuyện hàn huyên cùng cây dưới bóng cây mát rượi. Mọi người ai cũng biết rằng cây đa rất thông thái vì cây đã có tuổi, đã từng trải.

Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ - Truyện cổ tích thế giới chọn lọc
Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ – Truyện cổ tích thế giới chọn lọc

Một hôm, có một cậu bé chăn cừu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây sau một ngày dài phơi mình dưới nắng. Cậu bé thấy người mệt mỏi và nóng bức. Một làn gió mơn man thổi thoa nhẹ lên tấm thân mỏi mệt của chú bé. Cậu bé bắt đầu thấy buồn ngủ. Vừa đặt mình xuống cậu bé bỗng ngước mắt nhìn lên những cành cây. Bấy giờ cậu bé bỗng thấy mình thật kiêu hãnh, cậu vẫn thường hay khoe với mọi người rằng cậu có tài chăn cừu và đàn cừu của cậu nhờ vậy mà lớn rất nhanh.

Khi cậu bé phát hiện ra cây đa chỉ có những chùm quả rất nhỏ, nó bắt đầu thấy ngạc nhiên. Cậu bắt đầu chế giễu: Hư, một cái cây to khỏe thế này mà làm sao chỉ có những bông hoa, những chùm quả bé tí tẹo thế kia, mọi người vẫn bảo là cái cây này thông thái lắm kia mà. Nhưng làm sao nó có thể thông thái khi mà quả của nó chỉ toàn bé xíu như vậy. Dĩ nhiên là cây đa nghe hết những lời của cậu bé. Nhưng cây vẫn im lặng và cành lá chỉ khẽ rung rinh đủ để cho gió cất lên khúc hát ru êm dịu. Cậu bé bắt đầu ngủ, cậu ngáy o o…. Cốc.

Quả đa nhỏ rụng chính giữa trán của cậu bé, nó bừng tỉnh nhưng càu nhàu: “Gừm… người ta vừa mới chợp mắt được có một tí”, rồi nó nhặt quả đa lên chưa biết định làm gì với quả đa này bỗng nhiên cậu bé nghe thấy có tiếng cười khúc khích, cậu nghe thấy cây hỏi:

“Có đau không ?”.

“Không nhưng mà làm người ta mất cả giấc ngủ”.

“Đó là bài học cho cậu bé to đầu đấy. Cậu chẳng vừa nhạo tôi là chỉ sinh ra toàn những quả nhỏ xíu là gì”.

“Tôi nhạo đấy tại sao người đời lại bảo bác là thông thái được nhỉ? Phá giấc ngủ trưa của người khác! Thế cũng là thông minh chắc! “.

Cây cười và nói: “Này này, anh bạn anh hãy nghe đây những chiếc lá của tôi cho cậu bóng mát để cậu lấy chỗ nghỉ ngơi. Ừ thì cứ cho là quả của tôi nó bé đi chăng nữa nhưng chẳng lẽ cậu không thấy rằng tạo hóa hoạt động rất hoàn chỉnh đó sao. Cậu thử tưởng tượng xem, nếu quả của tôi to như quả dừa thì điều gì sẽ xảy ra khi nó rơi vào đầu cậu”.

Cậu bé im thin thít: “Ừ nhỉ”. Cậu chưa hề nghĩ đến điều này bao giờ cả.

Cây lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Những người khiêm tốn có thể học hỏi rất nhiều điều từ việc quan sát những vật xung quanh đấy cậu bé ạ”.

“Vâng bác đa bác cứ nói tiếp đi”.

“Cậu hãy bắt đầu làm bạn với những gì ở quanh cậu. Chúng ta tất cả đều cần tới nhau. Cậu cứ nhìn bầy ong kia mà xem. Nhờ có ong mà hoa của tôi mới có thể trở thành quả. Thế còn bầy chim kia thì sao. Chúng làm tổ ngay giữa tán lá của tôi đây này. Những con chim bố mẹ kia phải làm việc vất vả cả ngày để bắt sâu nuôi con và cậu có biết việc làm đó có ý nghĩa gì với tôi không?”.

“Không, có ý nghĩa gì vậy hả bác?”.

“Sâu ăn lá chính vậy loài chim kia chính là những người bạn của tôi. Chúng còn giúp cả cậu nữa đấy, sở dĩ cừu của cậu có đủ lá và cỏ để ăn là vì chim chóc đã tiêu diệt hết các loài côn trùng và sâu bọ. Và chưa hết đâu cậu bé ạ!”.

” Còn gì thế nữa hả bác đa”.

“Cậu hãy nhìn xuống chân mình mà xem, những chiếc lá rụng tạo thành lớp thảm mục, những con sâu đào đất ngoi lên để ăn lá, chúng đào đất thành những lỗ nhỏ, nhờ đó không khí có thể vào được trong đất. Có không khí trong đất nên bộ rễ của tôi mới khỏe thế nào đấy. Rễ khỏe nên tôi cũng khỏe hơn. Nào thế bây giờ cậu trẻ đã hiểu chưa?”.

“Cháu hiểu rồi thưa bác. Bác tha lỗi cho cháu nhé vì đã cười nhạo bác bác đa ạ”.

” Không sao bây giờ cháu hãy ra dắt cừu về đi”.

Có thể cậu bé chăn cừu không phải ngay sau đó sẽ trở nên khiêm tốn, học hỏi luôn được nhưng rõ ràng là cậu đã nhận ra người ta không thể sống lẻ loi phải không các bé.

Ý nghĩa truyện cổ tích Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ

Trong truyện cổ tích Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ, các em bắt gặp hình ảnh một cậu bé có tài chăn cừu. Nhờ cậu mà đàn cừu khỏe mạnh và lớn rất nhanh. Có lẽ vì vậy mà cậu trở nên kiêu căng… Nhưng qua cuộc đối thoại với bác đa già thông thái, cậu đã nhận ra ý nghĩa của muôn loài, cậu hiểu biết được nhiều hơn về tự nhiên: Ý nghĩa của loài ong, ý nghĩa của loài chim,… Nhờ khiêm tốn và biết lắng nghe cậu bé chăn cừu đã học hỏi được thêm rất nhiều điều bổ tích phải không các em?

Đọc thêm truyện cổ tích:

Sự tích nước biển mặn

Câu chuyện bó đũa

Nợ như chúa Chổm – Một điển tích dân gian kỳ lạ và ý nghĩa

Truyện cổ tích cô bé tí hon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *